Bạn hãy phân tích bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây

Bạn hãy phân tích bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây

=========

Từ xa xưa hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc đa xuất hiện khá nhiều trong ca dao, tục ngữ và truyện cổ tích. Chú Cuội ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta thông qua những câu chuyện, những dòng thơ. Mỗi năm vào dịp Tết Trung thu hình ảnh chị Hằng, chú Cuội bên vầng trăng sáng hiện rõ trong trí tưởng tượng của các em nhỏ. Bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây sẽ cho chúng ta thấy rõ hình ảnh chú Cuội hơn nữa.

Nhắc tới những bài ca dao, tục ngữ hay chuyện cổ tích chúng ta không thể không nhắc đến bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây với hình ảnh chú Cuội, cây Đa, chị Hằng vô cùng thân quen với trẻ thơ.

Bắc thang lên tận cung mây

Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

Bởi hay nói đối, phải ngồi gốc cây.

Người xưa đã dùng những hiện tượng của thiên nhiên như đêm  trăng sáng, cây đa, chú Cuội để viết nên những câu ca dao sâu sắc đi vào lòng người. Những câu ca dao trong bài Bắc thang lên đến cung mây không chỉ là câu chuyện đầy thú vị. Mà nó còn mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với con người.

Bài ca dao tả về hình ảnh chú Cuội có nhiều tật xấu như ham chơi, nói dối nên phải ngồi gốc đa. Ngoài bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây, chúng ta vẫn thường thấy chú cuội xuất hiện với hình ảnh cậu bé ham chơi, nói đối và bị phạt là bay lên cung trăng. Cuội đi chăn trâu thì cùng với đám bạn xẻ trâu ăn thịt, sau đó chạy về nói dối là trâu chui xuống đất. Không chỉ một lần nói dối mà Cuội còn nói dối rất nhiều lần làm cho làng xóm điên đảo. Trước sự tức giận về những lời nói dối của Cuội nên Trời đã đày Cuội lên cung trăng ở một mình, để không còn có thể nói dối được nữa.

Bài ca dao tuy ngắn nhưng đã kể cho chúng ta một câu chuyện đầy ý nghĩa với đầy đủ sự kiện, bối cảnh, nhân vật mang đậm chất kỳ ảo, hoang đường. khi đọc bài ca dao chúng ta có thể thất được chi tiết hoang đường là bắc thang lên đến cung mây chỉ để hỏi Cuội tại sao phải ngồi gốc cây.

Bắc thang lên tận cung mây

Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?

Từ ngàn xưa nhân vật Cuội là một hình ảnh chuyên tượng trưng cho cái xấu, chuyên làm những việc sai trái nên phải ngồi gốc đa và sống cả đời trên cung trăng.

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

Bởi hay nói đối, phải ngồi gốc cây.

Cuội cười và trả lời thể hiện tính cách tinh nghịch, lém lỉnh của nhân vật Cuội. Bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây đã lột tả hết mối quan hệ nhân quả, thể hiện qua Cuội nói dối nên phải ngồi gốc cây. Cuội không hề chối tội mà nhận tội ngay. Đó là đức tính thẳng thắn, dám làm dám chịu và không đổ lỗi cho ai.

Tuy Cuội là người hay nói dối nhưng Cuội cũng là người biết nhận khuyết điểm không đổ lỗi cho ai. Trẻ em và người lớn rất yêu hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc đa. Hình ảnh chú Cuội mãi mãi gây ấn tượng sâu sắc về hình ảnh một người làm sai đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Chúng ta có thể thấy được bài ca dao Bắc thang lên đến cung mây là một câu chuyện hoang đường không có thật. Người xưa đã mượn hình ảnh chú Cuội để phê phán những thói hư tật xấu của con người. Đặc biệt là nói dối đó là một tật xấu đáng bị phê phán, lên án và phải bị trừng trị. Bài ca dao mang tính giáo dục một cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh, tinh tế và khéo léo. Bắc thang lên đến cung mây thích hợp không chỉ với trẻ em mà còn đối với cả người lớn. Sống trên đời phải thật thà, dũng cảm nếu làm việc sai phải biết dũng cảm nhận lỗi đó là giá trị nhân văn trong bài ca dao.

Post Author: adminhtv

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *