Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong bài Làng
==========================
Sống trong thời kỳ kháng chiến, ba bề bốn bên đều là giặc, tinh thần yêu nước của người dân được dậy lên đỉnh cao. Biết bao tác phẩm về chiến tranh, bao tác phẩm ca ngợi sức mạnh dân tộc được đưa ra. Trong đó, Làng của Kim Lân được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất thời bấy giờ. Truyện dắt người đọc không chỉ đi qua những năm tháng khó khăn của lịch sử, bên cạnh đó còn thể hiện chi tiết những cung bậc cảm xúc của nhân vật ông Hai – lão nông có tấm lòng yêu Làng nồng nàn. Bạn hãy cùng tìm hiểu và cảm nhận về nhân vật ông Hai trong bài Làng dưới đây.
Ông Hai có tấm lòng yêu nước nồng nàn, được bộc lộ rõ rệt trong giai đoạn tản cư. Khi kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình hòa đành rời làng tản cư đến một miền quê mới. Ông phải rời xa ngôi làng thân yêu đã chứa một thời tuổi thơ nông nổi.
Làng Chợ Dầu trong mắt người nhìn không có gì đặc biệt, nhưng với ông Hai đó là niềm kiêu hãnh tột cùng. Làng đã in dấu bao cuộc chiến tranh hào hùng, đã cùng con dân mà tồn tại. Nhưng vì công cuộc giải phóng dân tộc, tìm lại độc lập, tự do ông phải rời xa.
Mỗi ngày rời làng, ở nơi tản cư ông luôn hoài niệm về những kỷ niệm khi làm việc cùng anh em, rồi tự mình buồn và nhớ làng da diết. Vì yêu làng nên ông thường kể những câu chuyện khoe làng với mọi người. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc.
Khi nghe tin làng theo giặc trong tin báo bất ngờ, cảm xúc trong ông là lo lắng, dằn vặt không nguôi. Vì quá yêu nên ông sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Mặc dù ông cố gắng không tin nhưng có người bảo “vừa ở dưới ấy lên”.
Niềm tự hào về làng trong ông bỗng nhiên sụp đổ. Ông Hai đau khổ khi nơi mình yêu nhất bỗng quay lưng phản bội Tổ quốc khiến ông mất đi niềm tin. Bất cứ đây nghe tiếng người chửi bọn bán nước ông “cúi gằm mặt mà đi” và “nước mắt ông lão cứ giàn ra” khi về tới nhà. Tuy nhiên, chính những hình ảnh đó khiến nét đẹp tâm hồn của ông Hai bộc lộ rõ hơn bao giờ hết.
Khi sự xấu hổ làm ông buồn chán, lời nói của đứa con thơ phát lên giúp ông dần cảnh tỉnh “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tuy nhiên, niềm vui của ông trỗi dậy khi nghe tin cải chính về ngôi làng Chợ Dầu anh hùng kháng chiến . Ông Hai đang sầu ảo bỗng trở nên vui sướng lạ thường.
Nhiều người nhìn ông với ánh mắt ngạc nhiên khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” nhưng ông nói một cách phấn khởi lạ thường. Điều đó không quá khó hiểu khi làng trong ông chưa bao giờ hết đẹp. Ông lại trở về với công việc thường ngày, tới đâu ông cũng nói về làng Dầu với sự say mê.
Truyện ngắn Làng xoay quanh tâm trạng, diễn biến của nhân vật ông Hai. Kim Lân bằng ngòi bút của mình đã khắc hoạ thành công hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước mãnh liệt bằng bút pháp chân thực đã miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật ông Hai một cách chi tiết và sắc nét. Người đọc từ đó như thấu hiểu về nhân vật với tấm lòng yêu nước bất khuất. Từ đó, nhân vật ông Hai đã giúp người đọc trỗi dậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương và hết lòng với Tổ quốc thân yêu.