Hướng dẫn soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
=========
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong một gia đình nhà nho. Mọi người vẫn thường gọi ông là Cụ Đồ Chiểu. Đôi mắt của ông bị mù nhưng ngòi bút thì vô cùng sắc sảo. Cảm phục tinh thần yêu nước của cụ đồ, Phạm Văn Đồng đã viết bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
Để soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, chúng ta nên tìm hiểu về tác giả Phạm Văn Đồng, hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn và ý nghĩa của câu chuyện. Bài soạn của chúng ta thường được chia theo bố cục như sau.
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất 2000, là nhà cách mạng lớn của dân tộc Việt Nam. Ông sinh ra tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả tham gia các mạng từ rất sớm, Phạm Văn Đồng giữa nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước ở Trung ương. Ông là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc trên mọi mặt trận văn thơ, chính trị hay chiến trường. Ông rất tâm huyết với mặt trận văn hóa của dân tộc.
Để minh chứng cho sự tâm huyết với mặt trận văn hóa của dân tộc ông cho ra đời tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng. Ông viết bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Tìm hiểu bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Những luận điểm chính trong tác phẩm mà chúng ta cần nắm được khi tìm hiểu tác phẩm này. Bài viết đã trình bày một cách sắc nén về cuộc đời nhà thơ, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu với lòng yêu nước vô cùng. Tình yêu nước đó được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào thơ văn qua tác phẩm nghệ thuật mang giá trị sâu sắc tác phẩm Lục Vân Tiên.
Tác giả Phạm Văn Đồng, đã miêu tả thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như những ánh sao khác thường. Ánh sao khác thường chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà Nguyễn Đình Chiểu đã mang lại cho chúng ta. Phạm Văn Đồng đã viết “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy được. Với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị không phải ai mới nhìn vào cũng thấy được mà phải nhìn “chăm chú” thì mới thấy hết được vẻ đẹp.
Tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng ngòi bút của mình giúp chúng ta nhìn thấy được “ánh sáng khác thường”, của ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Đồng Nai. Đôi mắt của ông bị mù nhưng ông vẫn viết thơ, văn phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương của những người con yêu nước, kiên cường, bất khuất. Ông đã dùng ngòi bút để chiến đấu với kẻ thù “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua truyện Lục Vân Tiên. Tác phẩm mang những đạo đức quý trọng của con người, một bản hùng ca cho tinh thần trượng nghĩa. Truyện được viết với lối dễ nhớ, dễ thuộc và gần gũi với đời thường.
Ngoài tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu còn nổi tiếng với bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc. Đây được xem là tác phẩm mang giá trị vô giá của lịch sử dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược. Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc là bài ca về những người anh hùng áo vải thất thế nhưng trong lòng mọi người họ vẫn mãi là những người anh hùng.
Phạm Văn Đồng với cách viết cô đọng, đơn giản, lời văn mộc mạc, dễ hiểu giúp người đọc có thể cảm nhận những nội dung trong truyện Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc một cách dễ dàng. Truyện ngắn mang ý nghĩa ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một nhà văn, nhà thơ yêu nước dùng ngòi bút của mình để chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.