(Học tốt văn) – Phân tích nhân vật Tnú trong truyện rừng Xà Nu để thấy được hình ảnh chàng trai kiên cường bất khuất yêu thương dân làng quê hương mà chống giặc ngoại xâm.
Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện Rừng Xà Nu
BÀI LÀM
Với tình yêu thương và sự gắn bó sâu đậm của nhà văn Nguyễn Trung Thành với đất rừng và con người Tây Nguyên. Hình ảnh Tây Nguyên dưới ngòi bút trong những trang văn hiện lên đầy hùng vĩ, núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Cùng với đó cuộc sống của người dân Tây Nguyên bất khuất, không cam chịu số phận bị chèn ép, bóc lột và tra tấn mà vùng lên đấu tranh cũng được nhà văn khắc họa chân thực nhất. Hình ảnh nhân vật Tnú trong truyện “Rừng Xà Nu” chính là biểu tượng của con người, tính cách ngay thẳng trong tâm hồn người Tây Nguyên luôn kiên cường vượt qua nỗi đau thương và mất mát để bảo vệ buôn làng.
Xuất thân của Tnú mồ côi cha mẹ nên từ nhỏ Tnú đã được nuôi dạy và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của người dân làng Xô Man.Chính bởi vậy, trong Tnú luôn có một tình thương vô bờ bến dành cho tất cả mọi người trong buôn làng. Từ nhỏ, Tnú đã được dạy học, đã bắt đầu biết nhận thức ““ có cái bụng thương núi, thương nước”. Chính vì vậy, Tnú đã cùng Mai chăm nuôi, cất giấu anh bộ đội cụ Hồ theo lời cụ Mết “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”.
Ngay từ khi bắt đầu, nhà văn đã dần khắc học nên hình ảnh một cậu bé dũng cảm, không sợ gian khổ để ngày ngày đưa đồ ăn nuôi bộ đội dù luôn bị kiểm soát bởi giặc Mỹ. Tnú không hề run sợ trước kẻ thù mà luôn tin tưởng vào cách mạng với tinh thần gan dạ, kiên cường để trở thành một chiến sĩ bộ đội chống giặc, bảo vệ buôn làng Xô Man.
Cứ thế Tnú cùng Mai đã thay nhau nuôi anh Quyết, làm nhiệm vụ giao thư từ giữa buôn làng với anh Quyết. Ngày cả khi bị bắt, Tnú vẫn nhanh trí nuôt mật thư và nhất chịu không khai dù có bị đánh bằng roi như thế nào đi chăng nữa.
bên cạnh một chàng trai gan gốc như vậy, nhà văn vẫn khiến người độc bất ngờ với Tnú khi cậu bé cũng rất ham học hỏi. Tnú đã từng dùng đá đập đầu chỉ vì không nhớ được các chữ cái. Cậu bé luôn nghe lời anh Quyết, quyết tâm học chữ, không ngừng phấn đấu để trở thành người chiến sĩ công sản với những phẩm chất tuyệt vời.
Dưới lời văn đầy hào hùng và bi tráng của nhà văn, cuộc đời Tnú đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm khi phải chứng kiến cảnh bà con làng Xo Man bị giặc giết hại dã man để tra hỏi về cộng sản, về những chàng trai làng Xô Man theo Cộng sản đang ở đâu. Cao tào được đẩy lên cao khi Tnú chứng kiến vợ mình là Mai đang cố gắng bảo vệ đứa con bé bỏng khỏi những đòn roi của kẻ thù. Nhưng anh không thể làm gì để bảo vệ vợ con, anh chỉ có thể nấp sau cái cây nhin Mai liên tiếp bị đánh nhưng vẫn bảo vệ em bé bằng được. “Anh đã bứt àng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy…bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Anh không thể chịu được nữa, Tnú bất chấp nguy hiểm để lao ra ôm lấy Mai và con nhưng không còn kịp nữa vợ con anh đã chết. Nỗi đau đơn giằng xé trong lòng Tnú khiến anh sục sôi lòng căm thù chỉ muốn một lòng giết giặc trả thù cho Mai, cho cơn và cho người dân làng Xô Man.
Hình ảnh Tnú bị đốt cháy mười đầu ngón tay nhưng không hề kêu than, không hề cầu xin chúng mà chỉ hét lên một tiếng “Giết” để hiệu lệnh cho bà con dân làng Xô Man vùng lên giết giặc, đòi lại tự do. Đôi bàn tay của Tnú với 10 ngón tay đang cháy như những ngọn đuốc rực lửa với sự căm thù trong lòng Tnú. Anh không hề cảm thấy đau, nơi bàn tay chỉ còn mấy đốt nhưng vẫn cầm giáo, cầm súng giết giặc để trả thù cho vợ con cùng nguwoif dân làng bị bọn chúng giết. Sau khi vùng lên giải phóng cho dân làng, Tnú lên đường tham gia quân đội, trở thành một chiến sĩ quân đội nghiêm chỉnh với ý thức kỷ luật cao. Dù nhớ buôn làng, nhớ cụ già Mết nhưng anh chỉ về khi được cho phép. Hình ảnh anh Tnú được cụ Mết kể lại cho bọn nhỏ trong buôn đã trở thành huyền thoại của người dân làng Xô Man.
Hình ảnh nhân vật Tnú qua lời văn của tác giả đã trở thành một người anh hùng Tây Nguyên, tượng trưng cho con người nơi đây dù trải qua nhiều nỗi đau nhưng vẫn kiên cường sống tiếp để bảo vệ buôn làng, bảo vệ quê hương, đất nước.