Soạn bài ông già và biển cả
=======================
Để soạn bài ông già và biển cả vốn là một trong các tác phẩm tiêu biểu của Hê-minh-uê. Thì bạn cần nêu rõ nội dung chính trong sáng tác này nhằm kể về cuộc chiến không khoan nhượng giữa ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô và con cá kiếm. Trong cuộc chiến này, con người với trí thông minh cùng ý chí kiên cường đã giành chiến thắng một cách vẻ vang. Đồng thời qua đó thể hiện niềm đam mê lao động, kiên trì theo đuổi ý tưởng của ông lão đánh cá.
Cách soạn bài ông già và biển cả của tác giả Hê- Minh- Uê
Tác giả Hê-minh-uê (1899- 1961) được biết đến là một tiểu thuyết gia người Mỹ. Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm kinh điển, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với nhiều cống hiến của mình, ông vinh dự nhận giải Pulitzer năm 1953 và Giải Nobel Văn học năm 1954.
Trong quá trình soạn bài ông già và biển cả, bạn cần nêu rõ tác phẩm đã đem đến cho tác giả Hê -Minh – Uê các giải thưởng danh giá trên. Tác phẩm ra đời năm 1953 tại Cu-ba, có tổng cộng 10 chương thể hiện lại đoạn rượt đuổi giữa ông lão đánh cá đầy kinh nghiệm và con cá kiếm khỏe mạnh.
Cuộc chiến giữa ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm
Đây là nội dung cốt lõi trong tác phẩm cũng như trong đoạn trích mà chúng ta được đọc. Bằng lời văn sinh động, đầy tính tượng hình của mình. Hê-Minh-Uê đã giúp chúng ta hình dung được hình ảnh ông lão đánh cá và con cá kiếm trong cuộc chiến này.
Hình ảnh ông lão đánh cá
Theo đó, ông lão đánh cá hiện lên là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chinh phục biển cả. Tuy hiện nay tuổi đã cao, sức khỏe không còn cường tráng nhưng đổi lại ông giàu trí tuệ cũng như ý chí quật cường. Đối với ông lão, cuộc chiến với con cá kiếm không chỉ là cuộc chiến vì cái ăn, cái mặc mà hơn hết đó là cuộc chiến với lý tưởng của mình.
Bên cạnh đó, ta thấy ông lão có tâm hồn đẹp, ông tôn trọng đối thủ của mình qua những lời lẽ thân mật như: cá ơi, người anh em, Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à? …Ngoài ra, ông không ngại trầm trồ vẻ đẹp của con cá kiếm dũng mãnh. Đồng thời đánh giá cao khả năng của đối thủ của mình.
Hình ảnh con cá kiếm trong tác phẩm
Bên kia chiến tuyến là hình ảnh cá kiếm không kém phần hấp dẫn. Đối với con cá kiếm, đây là cuộc chiến sống còn nhằm sinh tồn nên nó không ngại phô bày tất cả mọi sức mạnh, kỹ thuật của mình. Nó đã khiến ông lão đánh cá phải mất rất nhiều sức lực để có thể chinh phục. Theo đó, hình ảnh này tượng trưng cho những thử thách, khó khăn mà con người gặp phải.
Giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đem đến
Bằng lối kể chuyện sinh động, tác giả đã khắc họa cuộc chiến một cách chi tiết và gay cấn. Xen lẫn đó là đoạn độc thoại của nhân vật Xan-ti-a-gô giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt suy nghĩ của nhân vật này. Các chi tiết tượng hình được miêu tả rõ nét khiến không gian thêm phần đặc sắc.
Đặc biệt, nguyên lý “tảng băng trôi” với ba phần nổi, bảy phần chìm được tác giả khéo léo lồng vào tác phẩm của mình. Theo đó phần nổi chính là cuộc chiến thật sự giữa ông lão và con cá mà chúng ta nhìn thấy. Còn phần chìm ở đây chính là sức mạnh của con người trước thử thách.
Khi bạn soạn bài ông già và biển cả hãy nêu rõ điểm nổi bật đó chính là ước mơ của con người và hành trình chiến đấu không mệt mỏi nhằm biến ước mơ thành sự thật. Qua đó vừa thể hiện cái tài của tác giả, vừa giúp người đọc thêm vững bước trên con đường chạm đến điều ước của mình.